CEO là gì?  Vai trò của CEO như thế nào?

CEO được biết đến là người đề ra những chiến lược kinh doanh, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, công ty. Vậy CEO là gì, làm những công việc gì. Hãy cùng aruba-hiwinds.org chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vị trí CEO trong nội dung dưới đây.

I. Tìm hiểu CEO là gì?

CEO là gì
CEO là gì giám đốc điều hành
CEO là các viết tắt của từ tiếng Anh “Chief Executive Officer” có nghĩa là giám đốc điều hành. Họ là những người giữ trách nhiệm thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị công ty, doanh nghiệp. Có thể thấy đây là chức vụ điều hành cấp cao của một tập đoàn hay tổ chức nào đó.
CEO có trách nhiệm quan trọng trong sự thành công chung của toàn bộ doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm chung trong việc tạo lập kế hoạch, thực hiện những chiến lược của doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu tài chính.
Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, giám đôc điều hành thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập ra công ty hoặc sở hữu cổ đông, Hội đồng quản trị phần lớn sẽ đóng vai trò tư vấn cho CEO.

II. CEO có vai trò gì?

CEO là gì
CEO có vai trò quan trọng đến sự phát triển của công ty
Chắc hẳn bạn đã nắm được CEO là gì với những chia sẻ trên.  Tuy nhiên, để có thể hình dung rõ hơn về trách nhiệm của CEO, chúng ta hãy tham khảo những vai trò cụ thể của giám đốc điều hành dưới đây.
  • CEO là người vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, công ty.
  • Giám đốc điều hành sẽ chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như hướng đi của công ty.
  • Chỉ đạo và điều hành các công tác xây dựng, thực hiện và triển khai những kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi luận, sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo công ty sẽ đạt được những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn đề ra trước đó.
  • Đưa ra những ý kiến, đề xuất để hoàn thiện doanh nghiệp, công ty.
  • CEO là người xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tập đoàn.
  • Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Giám đốc điều hành là người đại diện cho công ty đàm phán và lý kết các hợp đồng thương mại.
  • Phê duyệt những vấn đề liên quan đến tài chính, đánh giá và điều chỉnh ngân sách, chi phí phù hợp.
  • Tổ chức, điều hành và đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp theo định kỳ.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và tiếp thị, phân phối sản phẩm đó ra các kênh trên thị trường.
  • CEO cũng là người xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Đồng thời phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ trong công ty; quy chế về tiền lương, thưởng, trợ cấp cho nhân viên. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định việc khen thưởng.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập và vận hành bộ máy nhân sự của doanh nghiệp hiệu quả.

III. Những yếu tố để trở thành CEO

Để trở thành một CEO chưa bao giờ là dễ dàng, đôi khi bạn phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Tùy vào xuất phát điểm mà mỗi cá nhân sẽ có hướng đi riêng cho mình. Tuy nhiên, để được ngồi ở vị trí CEO thì bạn cần có những yếu tố sau:

1. Kiến thức đa lĩnh vực

CEO là gì
CEO phải am hiểu nhiều lĩnh vực
Như đã chia sẻ khi giải thích CEO là gì. Một CEO giỏi là người có tầm nhìn xa để định hướng sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Vì thế, giám đốc điều hành bắt buộc phải tích lũy khối lượng kiến thức ở mọi lĩnh vực.

2. Có kiến thức chuyên sâu về quản trị

Khoa học quản trị chính là chiếc chìa khóa mà CEO phải biết cách sử dụng hiệu quả. Đẻ có thể dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những khó khăn của thị trường thì giám đốc điều hành phải luôn chủ động cập nhật những kiến thức quản trị mới.

3. Các kỹ năng mềm

Để trở thành một CEO tốt thì kiến thức thôi vẫn chưa đủ, bạn cần phải có những kỹ năng mềm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Những kỹ năng linh hoạt mà CEO cần có như:
  • Lập kế hoạch mục tiêu, chiến lực
  • Kỹ năng giải quyết các vấn đề, khủng hoảng truyền thông
  • Kỹ năng xử lý, phân tích và đưa ra quyết định
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục người khác
  • Kỹ năng quản lý và sử dụng nhân lực
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả…

4. Tố chất lãnh đạo

CEO là gì
CEO phải có tố chất lãnh đạo
Tố chất lãnh đạo của giám đốc điều hành được đánh giá dựa vào 2 yếu tố cơ bản nhất là chỉ số thông minh và chỉ số cảm xúc.
Chỉ số thông minh (hay còn gọi là IQ) thuộc về bản chất bẩm sinh. Còn chỉ cố cảm xúc (hay còn gọi là EQ) sẽ được tích lũy trong quá trình học tập và trải nghiệm của bản thân.
Chỉ số EQ là yếu tố rất cần thiết của một CEO, bởi trong quá trình điều hành nhờ vào chỉ số EQ cao thì giám đốc điều hành sẽ có khả năng xử lý, phân tích tình huống nhanh chóng.

Những điều trên có thể thấy một CEO giỏi thực sự không chỉ cần có chuyên môn mà phải là người có nhiều vốn sống, từng trải.

5. Đạo đức hành nghề

Nhiều người vẫn cho rằng CEO giỏi là người sẽ đặt lợi nhuận của công ty, tổ chức lên hàng đầu. Thế nhưng, thực tế không phải vậy, một CEO giỏi, chuyên nghiệp không chỉ điều hành doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, không gây tổn hại đến mọi người, đến cộng đồng.

6. Sức khỏe tốt, chịu được áp lực

CEO là người phải đảm nhận rất nhiều công việc và chịu trách nhiệm với sự thành công, thất bại của mỗi dự án. Luôn luôn làm việc với cường độ cao, CEO cần có sức khỏe tốt và tinh thần thép để vượt qua được những thử thách đưa công ty ngày càng phát triển.

IV. Học ngành gì để làm CEO?

CEO là gì
Bất cứ ngành học nào cũng có thể trở thành CEO
Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít các bạn trẻ hiện nay khi tìm hiểu CEO là gì? Nhiều người vẫn cho rằng, để trở thành giám đốc điều hành thì cần học ngành quản trị kinh doanh. Sở dĩ mọi người vẫn luôn cho rằng học quản trị kinh doanh sẽ trở thành CEO. Bởi hầu hết các giám đốc điều hành hiện này đều có bằng cấp liên quan đến ngành học này. Bên cạnh đó, ngành quản trị kinh doanh còn giúp người học có thêm những kiến thức về triết lý kinh doanh, tổ chức bộ máy nhân sự của doanh nghiệp…
Thế nhưng, đây không phải là ngành duy nhất giúp bạn trở thành CEO. Thực tế, điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm nhất hiện nay chính là kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên thay vì coi trọng quá nhiều đến bằng cấp.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ CEO là gì cũng như công việc của vị trí này. Nếu bạn muốn trở thành giám đốc điều hành giỏi trong tương lai thì hãy rèn luyện, cải thiện bản thân mình ngay từ hôm nay nhé.